Hôm qua 22.3, Bộ GD-ĐT chính thức ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi THPT với nhiều thay đổi về cách ra đề và chấm thi.
Năm nay nội dung đề thi thay đổi đáng kể, chủ yếu trong chương trình lớp 12 /// Ngọc Dương

Năm nay nội dung đề thi thay đổi đáng kể, chủ yếu trong chương trình lớp 12

ảnh: NGỌC DƯƠNG
 

Nội dung thi chủ yếu trong chương trình lớp 12

Về nội dung thi, quy chế vừa ban hành được sửa đổi như sau: Nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Như vậy, so với quy chế thi năm 2017, nội dung đề thi đã có thay đổi đáng kể, chỉ chủ yếu trong chương trình lớp 12, không thực hiện theo lộ trình mà quy chế năm 2017 đã ban hành, đó là: Năm 2017, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT.

Phản biện độc lập trước khi ra đề

Công tác soạn thảo đề thi, thẩm định, tinh chỉnh được quy định: Căn cứ yêu cầu của đề thi, mỗi tổ ra đề thi có trách nhiệm soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi (chính thức và dự bị) cho một bài thi/môn thi.
Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GD-ĐT là nguồn tham khảo quan trọng để soạn đề thi theo quy trình… Sau khi soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh các đề thi được tổ chức phản biện độc lập. Các cán bộ phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề và đánh giá đề thi theo các yêu cầu được quy định; đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết.

Lắp camera an ninh giám sát

Về bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại điểm thi, theo quy chế, đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của trưởng điểm và phó trưởng điểm là người của trường ĐH, CĐ phối hợp), chìa khóa do trưởng điểm thi giữ.
Khi mở niêm phong, phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong; đồng thời lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ tên, chữ ký của trưởng điểm thi và những người chứng kiến.
Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại điểm thi của trường ĐH, CĐ (phó trưởng điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại điểm thi.

Đại diện Bộ GD-ĐT trực tiếp thanh tra chấm thi

Đối với chấm bài thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các hội đồng thi. Trường ĐH, CĐ cử người đúng thành phần để thành lập ban chấm thi trắc nghiệm.
Sở GD-ĐT địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, tài chính… Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo trường ĐH đảm nhiệm, điều hành công tác chấm thi và chịu trách nhiệm trước trưởng ban chỉ đạo thi về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.
Tổ trưởng tổ chấm bài thi trắc nghiệm là phó trưởng ban chấm thi trắc nghiệm thường trực; các thành viên là cán bộ kỹ thuật của trường ĐH và không quá 2 cán bộ kỹ thuật được huy động từ các sở GD-ĐT không thuộc địa phương có bài thi được chấm (nếu trường ĐH, CĐ chủ trì tổ chức chấm thi trắc nghiệm có yêu cầu).

Mã hóa toàn bộ dữ liệu bài thi trắc nghiệm

Theo quy chế, các phiếu trả lời trắc nghiệm (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GD-ĐT cung cấp, kể từ khi quét ảnh đến khi có kết quả là điểm bài thi của từng thí sinh.
Ngay khi quét xong, tất cả phiếu trả lời trắc nghiệm của hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được phần mềm chấm thi tự động mã hóa) phải được sao lưu ra 3 bộ đĩa CD hoặc DVD giống nhau…

Tin cùng chuyên mục